Nữ giảng viên xinh đẹp không muốn là 'độc lạ Bình Dương'
Đội vô địch: Báo Tuổi trẻ Thủ đôThách thức không nhỏ cho diễn đàn lớn
Chiều 10.3, tại cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Trung Nguyên tổ chức lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 và là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến đầu tư của lễ hội.Đến dự có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà; bà Vanusia Nogueira, Tổng giám đốc Tổ chức cà phê thế giới (ICO); lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Đắk Lắk; các đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, đối tác trong nước và quốc tế.Trung Nguyên Legend là nhà máy thứ 5 trong hệ thống sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 tại Đắk Lắk. Đây là dự án trọng điểm nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê robusta Buôn Ma Thuột, góp phần đưa ngành cà phê lên tầm cao mới, khẳng định vị thế "cường quốc cà phê" của Việt Nam; góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới"…Dự án nhà máy cà phê Trung Nguyên có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, triển khai theo 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn một có quy mô gần 1.000 tỉ đồng; được trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Đây được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.Nhà máy xây dựng trên diện tích 50.000 m2, mật độ xây dựng công trình tối đa 60%; mật độ cây xanh, mặt nước trên 20%, được thiết kế trở thành nhà máy cà phê năng lượng sinh thái - bền vững tiêu chuẩn Net Zero và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cà phê, mà còn mở ra những cơ hội mới, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương... Đắk Lắk có thêm khu công nghiệp trên 300 ha Cùng ngày, trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Phú Xuân tại xã Ea Đrơng, H.Cư Mgar. Công ty cổ phần DPV (thành viên Tập đoàn KDI) là chủ đầu tư dự án.Với diện tích 313 ha, KCN Phú Xuân là một trong 5 KCN trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, tập trung thu hút doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.
CMC hướng tới mục tiêu tập đoàn công nghệ đạt doanh thu tỉ USD
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng giao lưu với những người trẻ giỏi giang, tràn đầy nhiệt huyết đó tại chương trình giao lưu trực tuyến "Tuổi trẻ Việt Nam – Những câu chuyện đẹp" với chủ đề "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới" do T.Ư Đoàn chỉ đạo triển khai, Báo Thanh Niên tổ chức thực hiện.Chương trình sẽ được phát trực tuyến vào lúc 14 giờ tại địa chỉ thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube của Báo Thanh Niên; Cổng thông tin điện tử T.Ư Đoàn, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn.Đó là PGS.TS Vòng Bính Long, Phó trưởng Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM; nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM; Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, đạt giải thưởng Khoa học công nghệ "Quả Cầu Vàng". Anh Long đã dành trọn thanh xuân của mình để cống hiến cho cộng đồng thông qua các công trình nghiên cứu của mình.Tại chương trình, anh Long sẽ kể về niềm đam mê nghiên cứu cũng như cơ duyên đưa anh đến với các công trình nghiên cứu khoa học. Anh cũng sẽ chỉ ra những khó khăn mà người trẻ có thể gặp phải khi đến với con đường nghiên cứu khoa học, cùng với đó là những kinh nghiệm, bí quyết để vượt qua. Đồng thời, nhiều sinh viên có niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ấp ủ mơ ước trở thành nhà khoa học tương lai, họ mong được PGS.TS Vòng Bính Long truyền cảm hứng. Tại chương trình anh Long cũng sẽ có những chia sẻ truyền cảm hứng cho thanh niên, sinh viên trên con đường nghiên cứu khoa học.Chúng ta cũng sẽ được giao lưu với bác sĩ Hà Thanh Đạt, Phó chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ TP.HCM, Bí thư Đoàn Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Bác sĩ Đạt sẽ có những nhìn nhận về tính "xung kích" và "sáng tạo" trong đội ngũ bác sĩ trẻ hiện nay. Bên cạnh đó là những đóng góp sáng tạo của đội ngũ y bác sĩ trẻ trong việc phát triển những ứng dụng công nghệ cao đưa nền y học nước nhà bước vào kỷ nguyên mới…Chương trình còn có sự tham gia của Phạm Ngọc Quý, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Quý sẽ kể cho chúng ta về hành trình dãi nắng dầm mưa, xung kích với các chiến dịch thanh niên tình nguyện trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Nổi bật nhất có thể nhắc đến công trình đi tìm nguồn nước và kéo nước sạch từ trên đầu nguồn về cho người dân vùng khát ở H.Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Và Quý là chỉ huy trưởng của chiến dịch này.Để thực hiện được công trình này, Quý cùng đội sinh viên tình nguyện của trường đã phải băng rừng, lội suối, mở đường để kéo ống từ trên đầu nguồn ở Vực Tròn cho nước tự chảy về tận nhà của từng hộ dân. Một vấn đề nan giải và đầy trăn trở của chính quyền địa phương bao nhiêu năm nay, nhưng với sức trẻ và sự quyết tâm cao độ, sinh viên tình nguyện đã mang được nguồn nước hạnh phúc về cho người dân vùng khát.Đồng thời, Quý cũng sẽ có những chia sẻ về dự án tiếp tục cống hiến cho cộng đồng trong thời gian sắp tới.
Đến 13 giờ 30 ngày 9.1, Công an Q.12 (TP.HCM) đã giải quyết xong hiện trường sự cố xe đầu kéo làm rơi, đổ hàng hóa trên đường Lê Văn Khương (P.Hiệp Thành), khiến giao thông ùn ứ kéo dài.Theo thông tin ban đầu, khoảng 10 giờ cùng ngày, xe đầu kéo biển số 50H-101.xx kéo theo rơ-moóc chở đầy hàng hóa là sắt, chạy trên đường Lê Văn Khương hướng ra quốc lộ 1.Khi đến trước trạm xe buýt Thới An (Q.12) hàng hóa chở trên xe đầu kéo rơi, đổ tràn xuống đường. Khi sự cố xảy ra, một số người lưu thông gần kề xe đầu kéo phát hiện hốt hoảng vội tránh né, may mắn thoát nạn.Số sắt rơi, đổ nằm chắn đường khiến các phương tiện khác không thể di chuyển qua, gây ùn ứ kéo dài trên đường. Lực lượng chức năng sau đó có mặt điều tiết, phân luồng giao thông, hướng dẫn các xe di chuyển.Tài xế đầu kéo sau đó thuê một xe tải cẩu đến bốc dỡ số hàng hóa bị đổ ra đường, di dời lên vỉa hè. Tuy nhiên, số hàng hóa đổ ra đường lớn, việc di dời mất nhiều thời gian.Lực lượng chức năng Công an Q.12 cũng tiến hành trích xuất camera an ninh tại khu vực để điều tra nguyên nhân sự cố xe đầu kéo đổ hàng hóa trên đường, xử lý theo quy định.
Bí quyết làm giàu: Trồng trọt đa canh thu lãi trăm triệu
Ngày 11.3, PV Thanh Niên trở lại hồ lắng cạnh công viên Yersin, gần quảng trường Lâm Viên, TP.Đà Lạt, chứng kiến lòng hồ đầy rác, nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nước từ hồ lắng chảy ra hồ Xuân Hương sủi bọt trắng.Tình trạng các hồ lắng nói chung ở TP.Đà Lạt và hồ lắng cạnh công viên này nói riêng bị ô nhiễm đã được Báo Thanh Niên nhiều lần phản ánh, nhưng năm nay nước hồ này đen đặc hơn, mặt hồ đủ thứ rác rưởi nổi lềnh bềnh. Mỗi lần du khách và người dân đi qua đoạn đường này đều phải dùng tay bịt mũi vì mùi hôi thối rất khó chịu.Ông Đào Xuân Hiếu (tổ dân phố Yersin, P.10, TP.Đà Lạt) cho biết nước hồ lắng bị ô nhiễm vài ba năm qua, nhưng năm nay nước hồ ô nhiễm nặng hơn, rác nhiều hơn. Theo ông Hiếu, từ khi Khu quy hoạch Phạm Hồng Thái, phía thượng nguồn hồ lắng có nhiều cư dân đến xây nhà để ở và một số nhà hàng, quán ăn quanh hồ vô tư xả nước thải ra hồ khiến hồ lắng ô nhiễm, hôi thối nặng hơn.Chị Lê Thị Minh Trang (nhà ở cạnh hồ lắng) cho biết do hồ ô nhiễm nên nhà phải đóng cửa 24/24, chỉ khi cần ra ngoài mới mở cửa và phải đeo khẩu trang ngay. Do hít thở không khí ô nhiễm nên nhiều người trong gia đình chị bị viêm mũi phải đi bác sĩ mua thuốc uống.Một số gia đình ven hồ kinh doanh lưu trú nhưng khi khách du lịch tới nhận phòng, thấy hồ lắng bốc mùi hôi thối họ từ chối không ở.Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tấn Hỷ, Giám đốc Trung tâm quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi TP.Đà Lạt (viết tắt là Trung tâm) thừa nhận hồ lắng cạnh đường Yersin bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, rác rưởi nhiều hơn. Nhưng ông Hỷ phân trần, từ tháng 11 và tháng 12.2024, Trung tâm đã có báo cáo, làm hồ sơ xin kinh phí để vớt rác và xử lý ô nhiễm các hồ lắng quanh hồ Xuân Hương nhưng không được UBND TP.Đà Lạt phê duyệt.Được biết, trong năm 2024, Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng cũng có văn bản đề nghị UBND TP.Đà Lạt khẩn trương kiểm tra và có biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm tại các hồ lắng xung quanh hồ Xuân Hương. Về lâu dài, TP.Đà Lạt cần nghiên cứu lập dự án thu gom nước thải sinh hoạt của các hộ dân sống xung quanh hồ lắng để xử lý, nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm.